7 kiến nghị để tháo gỡ những bất cập trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch
Với con số 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đóng cửa, doanh thu sụt giảm trên 80% năm 2020, khiến doanh nghiệp du lịch lâm vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng. Với mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa sản xuất để cứu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần sự hổ trợ về chính sách một cách thiết thực nhất.
Một thực trạng hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lưu trú, như là các khách sạn, nhà hàng đón đoàn tour trên toàn quốc đã bắt đầu rao bán, một số công ty bắt đầu chuyển hướng không hoạt động trong ngành du lịch, một số nhân viên ngành du lịch bắt đầu chuyển hướng không theo ngành du lịch… Phải nói rằng, ngành du lịch đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng, để cứu doanh nghiệp cần sự ra tay của các ngành liên quan.
Theo Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, đầu năm 2021 trước sự chỉ đạo quyết liệt và mạnh mẽ của Chính hủ thì dịch bệnh đã kiểm soát tốt, từng bước đã hồi phục du lịch nội địa. Du lịch Hồ Chí Minh đã triển khai kích cầu du lịch nội địa trên toàn quốc, tuy nhiên vì tình hình dịch bệnh bùng phát các tuor du lịch đã hoãn đồng loạt. Doanh nghiệp du lịch phải hoãn cọc và dời ngày đồng loạt trong khi vẫn phải thanh toán tiền cho đơn vị cung ứng dịch vụ…nên kéo theo hàng loạt các vấn đề khó khăn về tài chính.
Cũng theo Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, chính sách ứng phó đợt hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ với doanh nghiệp đã kịp thời trong đợt dịch 1, nhưng khi triển khai chính sách vẫn đang phát sinh một bất cập hạn chế như: Thời gian nộp thuế GTGT (VAT) trong đợt dịch vào tháng 3/2020, được giãn 6 tháng, thì hiện nay vẫn phải đóng đủ, đúng thời hạn. Đối với thuế Thu nhập cá nhân vẫn chưa nhận được chính sách hỗ trợ nào, phải đóng đủ và đóng đúng thời hạn. Việc giảm giá điện đối với cơ sở kinh doanh nhà hàng- khách sạn chỉ áp dụng đến hết năm 2020. Về bảo hiểm xã hội, hiện cho giãn nợ với điều kiện cắt giảm trên 50% lao động, còn doanh nghiệp nào không cắt giảm lao động, hoặc cắt không đến 50% lao động thì vẫn đóng bình thường.
“Đây là những chính sách quá này quá bất cập. Rất khó cho doanh nghiệp được hưởng sự hỗ trợ, chính sách có cũng như không”, đại diện Hiệp hội Du lịch TP.HCM nhấn mạnh.
Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh mới đưa ra một loạt kiến nghị để giúp doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn hiện tại.
Thứ nhất, miễn hoặc giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, khu du lịch, đến hết năm 2021. Vì hiện nay, đa số doanh nghiệp lữ hành không có doanh thu, phải bù lỗ do phát sinh lãi vay và các chi phí khác.
Thứ hai, miễn tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp du lịch trong năm 2021 và 2022.
Thứ ba, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0%, để giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi.
Thứ tư, kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu.
Thứ năm, miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2021.
Thứ sáu, giảm giá điện đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong năm 2021.
Thứ bảy, cho phép doanh nghiệp du lịch và người lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội năm 2021 đến hết tháng 6/2022, đồng thời điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021. Cụ thể, cần giảm yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu từ 12 tháng xuống còn 3 tháng trong 24 tháng qua; đơn giản hóa quy trình giải quyết quyền lợi cho lao động; miễn các khoản đóng góp bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng từ 60% lên 80%.
Cũng theo Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh:“Đây là nguyện vọng tha thiết và mong chờ của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại. Rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Cơ quan quản lý Nhà nước và các ngành chức năng kịp thời đề xuất Chính phủ nhằm tiếp sức doanh doanh nghiệp vượt khó”.
Đại diện Hiệp hội Du lịch Quảng Bình cho biết: “Thực tế, đợt dịch một vừa qua, gói hỗ trợ được bàn giao về các tỉnh thành để giải quyết tình trạng “cầm hơi” trong vòng 3 tháng, mỗi tháng được 1.500.000 đồng cho người lao động, nhưng thủ tục để được giải ngân gói này thì quá khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Nhất đối với doanh nghiệp nhỏ, và siêu nhỏ. Doanh nghiệp thì chầu chực và chịu rất nhiều áp lực khi phải kê khai đủ các kiểu giấy tờ và mất rất nhiều công đi lại khi đi xin gói hỗ trợ này cho nhân viên. Có doanh nghiệp thì được giải quyết, có doanh nghệp chỉ giải quyết được 1 đến 2 tháng. Có doanh nghiệp thì đủ lý do không được giải quyết, rồi khi đủ hồ sơ thì chỉ nhận được một câu trả lời là hết thời hạn, hay hết chỉ tiêu”.Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam (Vitour Đà Nẵng), doanh nghiệp du lịch cần được sự quan tâm, như các gói vay cần được gia hạn thêm, tránh để phát sinh nợ quá hạn; tiền điện nước cần được hỗ trợ một phần trong những tháng Covid 19; các chính sách thuế và bảo hiểm cần miễn giảm và gia hạn thời hạn nộp…
Cũng theo ông Tùng, trong thời gian khi đã khống chế được dịch Covid 19 thì Nhà nước cũng cần khuyến khích người dân đi du lịch, để giúp doanh nghiệp du lịch nhanh chóng hồi phục. Vì doanh nghiệp du lịch tồn tại thì không chỉ nhờ vào các gói hỗ trợ của nhà nước mà điều quan trọng là cần có khách du lịch. Sự vắng bóng của du khách đã khiến không ít khách sạn, nhà hàng phải đóng cửa. Sau tác động của những làn sóng dịch Covid-19 nối tiếp nhau trong năm nay, đa số các doanh nghiệp đã không còn nguồn lực nên để thực hiện tốt chương trình kích cầu, họ cần nhiều hơn nữa sự tiếp sức từ Chính phủ để có thể phục hồi.”
Theo đại diện của Hội Du lịch Cộng đồng Việt Nam, thì dịch Covid-19 đã buộc ngành du lịch phải chuyển hướng và du lịch nội địa là giải pháp duy nhất giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi, duy trì hoạt động. Mục tiêu đặt ra cho toàn ngành là phải cùng lúc thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa đảm bảo sức khỏe của người dân, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. Sau dịch bệnh, nhu cầu đi du lịch của người dân là có, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn khiến nhiều người đắn đo.
Chưa kể, một bộ phận du khách còn có tâm lý bất an, bởi lo sợ sự lây lan của dịch bệnh. Đây là những nguyên nhân chính khiến số lượng du khách nội địa trong năm nay sụt giảm trên 50% trong năm 2020, doanh nghiệp bị thất thu và chỉ biết vượt khó bằng nhiều phương thức khác nhau cùng với niềm hy vọng, “mong sao cho dịch bệnh sớm bị đẩy lùi”. Nếu trong đợt dịch đầu tiên, các doanh nghiệp còn cố gắng cầm cự bằng cách giảm giờ làm, cắt giảm nhân sự thì nay họ đang phải vận dụng thêm rất nhiều phương thức để có thể tồn tại và đưa doanh nghiệp vượt khó, “ vượt bão”Thanh Loan