Tầm ảnh hưởng của danh hiệu Di sản Thế giới UNESCO đối với các điểm đến du lịch
Đã bao giờ bạn tự hỏi, danh sách Di sản Thế giới của UNESCO là gì mà nhiều nơi lại muốn có tên trong đó đến vậy? Họ sẽ được quyền lợi gì đặc biệt hay sẽ mất đi những gì nếu bị loại bỏ danh sách đó. Tại sao lại có một cuộc chiến thảo luận nổ ra giữa Úc và UNESCO xoay quanh vấn đề liệu có nên thêm rạn san hộ Great Barrier vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm hay không; hay khi thành phố Liverpool chính thức bị thu hồi danh hiệu lại làm gây nên phản ứng như thế? Tại sao thành phố kênh đào Venice lại nỗ lực để không bị đưa vào Danh sách Đỏ? Liệu danh sách của UNESCO có thể tạo ra những ảnh hưởng gì cho những điểm đến đó.
Trong nhiều năm, các cuộc họp nhằm công bố bổ sung các địa điểm được tổ chức Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi nhận đã trở thành một sự kiện thu hút được rất nhiều người quan tâm và tạo ra nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, cuộc họp trực tuyến chủ trì từ thành phố Phúc Châu của Trung Quốc diễn ra trong tháng 7 này lại còn hấp dẫn hơn hết. Đã có rất nhiều sự thay đổi, cập nhật mới trong năm nay.
Di sản văn hoá được đánh giá như thế nào?
Với danh sách 1,153 Di sản thế giới, khách du lịch không nên mong đợi một địa điểm phù hợp với quan điểm của tất cả mọi người. “Di sản” có thể được định nghĩa theo nhiều cách, UNESCO đã chia địa điểm thành 3 loại: tầm quan trọng về văn hoá, tầm quan trọng về môi trường, và sự kết hợp của cả hai. Trong số hơn hàng ngàn cái tên trong danh sách, một số địa điểm được yêu thích: Machu Picchu, the Grand Canyon, Angkor Wat, và Kênh đào Venice (Venice’s Canals).
Thật ra, quá trình đề cử rất vất vả, tốn kém, và mất rất nhiều thời gian. Các nước đang phát triển có rất nhiều địa danh có thể hoặc nên được công nhận về sự quan trọng mang tính toàn cầu, nhưng các quốc gia này không đủ khả năng chi trả cũng như là thời gian để thực hiện một chiến dịch đề cử.
“Khoảng thời gian tối thiểu diễn ra từ lúc đề cử cho đến khi được ghi tên vào danh sách là 2 năm hoặc có thể hơn”, UNESCO cho biết khi trao đổi với CNN. “Các quốc gia phải ghi tên địa điểm họ tiến cử vào Danh sách dự kiến được đưa lên UNESCO. Sau đó họ phải hoàn thành hồ sơ dề cử bao gồm các thông tin về các đặc tính của địa điểm và các cơ chế quản lý và bảo vệ được áp dụng cho địa điểm đó.”
Đó chính là lý do việc đề cử được đưa ra chỉ là những bước đầu của quá trình. Có rất nhiều điểm đến không được ghi danh trong lần thử đầu tiên. UNESCO sẽ gửi lại những ghi chú hoặc gợi ý về những điểm cần cải thiện trong quá trình đề cử. Một số địa điểm còn phải chờ đợi mòn mỏi dưới cái mác “đang cân nhắc” trong nhiều năm.
Tuy nhiên không phải ai cũng coi những danh hiệu này, hoặc những khoảng đầu tư quy mô lớn vào kiến trúc hạ tầng du lịch này, là một yếu tố ưu tiên. Vài chính quyền không quá tập trung vào việc tranh cử địa danh của họ, một số khác theo đuổi danh hiệu UNESCO như cách họ quyết tâm tranh huy chương vàng Olympic.
Mặc dù UNESCO tự cho mình là một tổ chức phi chinh phủ, nhưng việc trụ sở chính của tổ chức này lại ở Paris. Điều đó dẫn đến một số chỉ trích cho rằng tổ chức này quá tập trung vào các quốc gia Châu Âu. Theo đó, Châu Âu và Bắc Mỹ có tổng cộng 545 địa danh được ghi tên trong danh sách, chiếm hơn một nửa trong tổng số của cả danh sách. Chỉ riêng Ý đã có khoảng 58 địa điểm, trong khi toàn bộ cả Châu Phi chỉ dừng ở con số 98.
Giá trị của sự tuyên truyền miễn phí
Nó được gọi là “Hiệu ứng UNESCO”. Maria Gravari-Barbas là đồng điều phối viên của vị trí Chủ tịch UNESCO của chương trình “Du lịch, Văn hoá, Phát triển” tại Sorbonne ở Paris, và cô ấy hiểu rõ hơn bất cứ ai rằng sức mạnh của danh hiệu UNESCO có thể đưa một địa danh ít nổi tiếng lên một tầm cao mới.
Cứ mỗi lần UNESCO công bố danh sách là mỗi lần quảng cáo miễn phí mang tính chất toàn cầu, và cứ mỗi quảng cáo miễn phí mang tính toàn cầu đó lại mang đến sự tiếp cận hàng ngàn con người có thể lần đầu tiên nghe đến cái tên của những địa điểm này và nỗ lực khám phá nơi này hoặc thêm những địa điểm mới này vào danh sách sẽ đi của mình.
“Đương nhiên là sẽ có sự thay đổi lớn”, Maria Gravari-Barbas cho rằng, “UNESCO rất nổi tiếng trong ngành du lịch.” Được ghi tên bởi một thương hiệu quốc tế lớn này sẽ có thể mang yếu tố quyết định đến việc khách du lịch lựa chọn nơi đó làm điểm đến cho cách kì nghỉ trong vô vàng những lựa chọn khác. “Người ta sẽ tìm kiếm đến những danh sách.”
Một trong những người đã tìm đến danh sách này đó là Michael Turtle, một người viết blog du lịch đến từ Úc đã tham quan 322 Di sản thế giới UNESCO. Anh ấy nói: “Nếu bạn tập hợp một bảo tàng hoặc một phòng trưng bày để kể lại lịch sử thế giới và bạn có thể đi và thu thập các nơi để kể nên một câu chuyện, thì Di sản thế giới chính là những nơi như thế”.
Turtle cũng chính là tác giả của cuốn sách “Great World Wonders: 100 Remarkable World Heritage Sites” (Những kì quan vĩ đại của Thế giới: 100 địa điểm Di sản Thế giới) ra mắt vào tháng 8. Turtle cũng thừa nhận mình là có một chút phụ thuộc vào danh sách đó, Turtle tin tưởng danh sách của UNESCO sẽ chỉ cho anh ấy những địa điểm quan trọng nhất ở một quốc gia hay thành phố đang đến.
“Điều có thể xảy ra đó chính là bạn sẽ du lịch đến những nơi mà bạn có thể sẽ chưa từng nghe qua cái tên. Qua những chuyến du lịch đó , bạn khám phá được một phần của đất nước, về văn hoá, di sản của quốc gia đó mà không có cách nào khác bạn có thể biết tới”.
Gravari-Barbas nói rằng danh hiệu UNESCO sẽ dẫn đến một sự đầu tư sâu hơn vào cơ sở hạ tầng ngành du lịch. Điều này có nghĩa là những khách tham quan mới sẽ cần giường để ngủ, nhà hàng để ăn, và quà lưu niệm để mua về. Đồng nghĩa việc này vô hình chung cũng sẽ tạo được thêm rất nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Trong điều kiện tốt nhất, danh hiệu Di sản Thế giới UNESCO sẽ mang đến cho những địa danh một khoảng tiền, sự ủng hộ đáng kể và sự công nhận toàn cầu. Nhưng tình huống xấu nhất nó có thể mang lại đó chính là tình trạng du lịch quá mức (overtourism).
Thành phố lịch sử trở thành một địa điểm quá mức hiện đại
Thành phố thương mại Liverpool được ghi tên vào danh sách UNESCO vào năm 2004 và bị xoá sổ trong năm nay. UNESCO chỉ ra những dẫn chứng về các dự án sắp tới như công trình sân vận động mới cho đội bóng Everton sẽ phá hoại những gì khiến thành phố này trở nên đặc biệt. Đối với thị trưởng, đây là một quyết định khó khăn.
“Chúng tôi tự hào về lịch sử của mình và không lẩn tránh khỏi nó”, thị trưởng Steve Rotherham thành phố Liverpool viết trên một bài báo trên trang web iNews của Vương Quốc Anh. “Nó hoàn toàn được trưng bày ở một vài bảo tàng mang tầm thế giới và các điểm thu hút khách du lịch. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ ngồi yên và chứng kiến thành phố trở thành một bảo tàng.”
Rotherham cho rằng quyết định của UNESCO là “một bước đi lùi” và đề cập đến việc những Di sản Thế giới khác cũng là “nạn nhân” của quá trình hiện đại hoá trên các địa danh cổ – các nhà hàng thức ăn nhanh bên đường cạnh Kim tự tháp Giza được lấy làm ví dụ. “Những nơi như thành phố Liverpool không nên phải đứng trước lựa chọn giữa việc duy trì di sản hay việc đổi mới cộng đồng – và phục hồi các công việc và cơ hội đi kèm”.
UNESCO khẳng định rằng bất kỳ địa danh nào bị loại khỏi danh sách vẫn có thể đăng ký lại, tiến hành xét duyệt lại từ đầu. Tổ chức này nhấn mạnh lệnh huỷ danh hiệu không mang yếu tố vĩnh viễn. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại cũng chưa có nơi nào đi đến quyết định quay lại danh sách sau khi bị xoá tên.
Theo CNN