Checkin Quảng BìnhCheckin Việt Nam

Khám phá ngôi Chùa Hoằng Phúc hơn 700 năm tuổi ở Quảng Bình

Vùng đất Quảng Bình không chỉ nổi tiếng về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp mà còn nổi tiếng bởi truyền thống lịch sử hào hùng bao đời qua. Chính vì vậy, du lịch tâm linh cũng là một sự lựa chọn thú vị cho du khách ghé thăm vùng đất địa linh nhân kiệt này. Chùa Hoằng Phúc chính là một địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc dành cho du khách khi ghé thăm vùng đất Quảng Bình. Dưới đây là bài viết khám phá về Chùa Hoằng Phúc của checkinvietnam.com.vn, hy vọng du khách sẽ tham khảo cho chuyến đi du lịch của mình.

Nội dung bài viết

Giới thiệu chung về Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc (còn gọi là Chùa Kính Thiên hay Chùa Trạm) là một ngôi chùa nổi tiếng lâu đời và thiêng liêng của tỉnh Quảng Bình. Tính đến năm 2022, Chùa Hoằng Phúc đã trải hơn 700 năm lịch sử. Nơi đây đã chứng kiến biết bao sự thăng trầm và đổi thay từ xưa đến nay của con người và vùng đất Quảng Bình. Mặc dù đã trải qua nhiều lần tu bổ và xây dựng nhưng ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính mà mang đậm phong cách thời Trần. Chùa Hoằng Phúc còn được coi là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời nhất ở miền Trung. Hàng năm, ngôi chùa thu hút đông đảo lượt du khách hành hương và tham quan. Hãy cùng   tìm hiểu về những nét đặc sắc ở Chùa Hoằng Phúc qua những thông tin dưới đây.

Chùa Ngọc Hoàng nổi tiếng linh thiêng ở Sài Gòn

Chùa Hoằng Phúc ngôi chùa cổ nhất miền trung
Chùa Hoằng Phúc ngôi chùa cổ nhất miền trung

Chùa Hoằng Phúc nằm ở đâu

Chùa Hoằng Phúc là một ngôi chùa cổ lâu đời thuộc xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình. Từ thời xưa, các vị vua chúa đã nhận thấy được vị trí đắc địa của vùng đất này, điều này cũng góp phần tạo nên sự thiêng liêng của ngôi chùa.

Chùa Hoằng Phúc nằm ở phía bên phải của bờ sông Kiến Giang. Chùa được xây dựng trên nền đất cao ráo khoảng 10000m2. Xung quanh chùa là khu dân cư và đồng ruộng, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đi lại.

Lịch sử hình thành Chùa Hoằng Phúc

Ban đầu, Chùa Hoằng Phúc ngày nay có tên gọi là Am Tri Kiến. Am Tri Kiến được vua Trần Nhân Tông ghé qua vào năm 1301 để cầu phúc cho muôn dân bá tánh. Sau đó vua Nguyễn Hoàng vì nhận ra sự thiêng liêng của vùng đất địa linh nhân kiệt này nên đã quyết định mở rộng quy mô chùa và đổi tên cho nó thành Kính Thiên Tự. Vào năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho tiền để tu sửa và nâng cấp ngôi chùa.Trong chuyến ngự giá Bắc tuần vào năm 1821, vua Minh Mạng đã ghé thăm và đổi tên của chùa thành Hoằng Phúc Tự (còn gọi là chùa Trạm hay chùa Quan).

Top 10 điểm tâm linh nổi tiếng nhất Hưng Yên

Cổng chùa Hoằng Phúc
Cổng chùa Hoằng Phúc

Trong những năm tiếp theo, vua Minh Mạng vẫn rất coi trọng sự thiêng liêng và vị trí đắc địa của chùa nên đã liên tục đầu tư tiền để tu sửa cải tạo chùa. Đến năm 1985, một cơn bão lớn đổ bộ vào miền Trung đã làm cho ngôi chùa bị hư hại nặng nề, nhiều kiến trúc bị hư hỏng không còn nguyên vẹn. Cho đến năm 2014, dựa trên vị trí còn sót lại của ngôi chùa, ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Bình kết hợp với chính quyền huyện Lệ Thủy để tiến hành tu bổ và phục dựng lại ngôi chùa để phục vụ cho hoạt động tâm linh của người dân và thăm quan của du khách. Quá trình xây dựng đã nhận được rất nhiều vốn đầu tư và sự ủng hộ của nhà hảo tâm trên khắp cả nước. Chùa Hoằng Phúc được xây dựng lại dựa trên mống của chùa cũ và vẫn giữ nguyên những nét kiến trúc cổ kính của nhà Trần.  Chùa Hoằng Phúc đã tỉnh Quảng Bình công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh vào năm 2010. Vào năm 2015, Chùa Hoằng Phúc đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2016, Chùa Hoằng Phúc chính thức hoàn thành và tổ chức lễ khánh hạ. Nhân dịp này, Chùa Hoằng Phúc còn nhận được viên xá lợi phật giáo quý giá của phật Thích Ca Mâu Ni do giáo hội Phật Giáo Myanmar trao tặng.

Trong lịch sử kháng chiến chống giặc của đất nước, Chùa Hoằng Phúc còn là địa điểm trú ngụ của dân và quân ta. Đây là nơi để các chiến sĩ yêu nước tập hợp và đưa ra những chiến lược đấu tranh giải phóng dân tộc. Các chiến sĩ đã sử dụng chùa như một căn cứ quân sự để cùng sống và chiến đấu. Qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Chùa Hoằng Phúc cũng đã bị bom đạn phá hủy nghiêm trọng.

Cho đến hiện nay, Chùa Hoằng Phúc vẫn là ngôi chùa có niên đại cổ nhất ở miền Trung Việt Nam. Vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo và mang dấu ấn lịch sử. Chùa Hoằng Phúc hiện nay thu hút được một lượng đông đảo người dân và du khách nhiều nơi ghé thăm hằng năm.

Chua Hoang Phuc checkinvietnam.com.vn

Cách di chuyển đến Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc vốn là địa điểm tâm linh thu hút được rất nhiều lượt ghé thăm của du khách. Dưới đây là gợi ý về cách di chuyển đến Chùa Hoằng Phúc mà du khách có thể tham khảo:

Xuất phát từ trung tâm thành phố Đồng Hới, du khách di chuyển theo tuyến đường Hồ Chí Minh khoảng 55km tới địa phận huyện Lệ Thủy. Sau đó du khách tiếp tục di chuyển về phía nam huyện Lệ Thủy thêm 4km nữa sẽ đến Chùa Hoằng Phúc.

Về phương tiện di chuyển, du khách có thể lựa chọn xe máy để ngắm cảnh hai bên đường đi. Ở trung thành phố Đồng Hới có rất nhiều nơi cho thuê xe máy với giá cả phải chăng. Di chuyển bằng xe buýt cũng là một lựa chọn hợp lý, có nhiều chuyến xe buýt xuất phát từ thành phố Đồng Hới với giá cả rẻ và nhiều chuyến trong ngày. Ngoài ra, du khách có thể di chuyển bằng xe ô tô để không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và tiết kiệm thời gian hơn.

Kiến trúc độc đáo của Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa cổ nhất ở miền Trung Việt Nam, chính vì vậy kiến trúc của Chùa Hoằng Phúc rất đặc sắc và mang đậm dấu ấn thời gian. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Trần với nhiều công trình độc đáo. Qua thời gian, ngôi chùa đã được nhiều lần tu sửa và xây dựng bổ sung những vẫn giữ được cho mình những nét cổ kính thiêng liêng vốn có.

Khuôn viên Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc được xây dựng trên nền đất cao ráo, bao bọc xung quanh là dòng sông Kiến Giang thơ mộng. Ngôi chùa có khuôn viên rộng khoảng 10000 m^2 với nhiều công trình độc đáo. Từ ngoài cổng chùa đi vào là lối đi bằng gạch sạch sẽ, hai bên là hai thảm cỏ xanh được cắt tỉa gọn gàng. Ngoài những loài cây cổ thụ, Chùa Hoằng Phúc còn trồng thêm nhiều cây xanh mới tạo bóng mát cho chùa và du khách tham quan. Chùa còn có hồ cá ảnh, cây nguyện ước và nhiều hệ thống ghế đá cho du khách tham quan hóng mát.

Cách di chuyển đến Chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc vốn là địa điểm tâm linh thu hút được rất nhiều lượt ghé thăm của du khách. Dưới đây là gợi ý về cách di chuyển đến Chùa Hoằng Phúc mà du khách có thể tham khảo:
Xuất phát từ trung tâm thành phố Đồng Hới, du khách di chuyển theo tuyến đường Hồ Chí Minh khoảng 55km tới địa phận huyện Lệ Thủy. Sau đó du khách tiếp tục di chuyển về phía nam huyện Lệ Thủy thêm 4km nữa sẽ đến Chùa Hoằng Phúc.
Về phương tiện di chuyển, du khách có thể lựa chọn xe máy để ngắm cảnh hai bên đường đi. Ở trung thành phố Đồng Hới có rất nhiều nơi cho thuê xe máy với giá cả phải chăng. Di chuyển bằng xe buýt cũng là một lựa chọn hợp lý, có nhiều chuyến xe buýt xuất phát từ thành phố Đồng Hới với giá cả rẻ và nhiều chuyến trong ngày. Ngoài ra, du khách có thể di chuyển bằng xe ô tô để không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và tiết kiệm thời gian hơn.
Kiến trúc độc đáo của Chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc là ngôi chùa cổ nhất ở miền Trung Việt Nam, chính vì vậy kiến trúc của Chùa Hoằng Phúc rất đặc sắc và mang đậm dấu ấn thời gian. Ngôi chùa được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Trần với nhiều công trình độc đáo. Qua thời gian, ngôi chùa đã được nhiều lần tu sửa và xây dựng bổ sung những vẫn giữ được cho mình những nét cổ kính thiêng liêng vốn có.
Khuôn viên Chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc được xây dựng trên nền đất cao ráo, bao bọc xung quanh là dòng sông Kiến Giang thơ mộng. Ngôi chùa có khuôn viên rộng khoảng 10000 m^2 với nhiều công trình độc đáo. Từ ngoài cổng chùa đi vào là lối đi bằng gạch sạch sẽ, hai bên là hai thảm cỏ xanh được cắt tỉa gọn gàng. Ngoài những loài cây cổ thụ, Chùa Hoằng Phúc còn trồng thêm nhiều cây xanh mới tạo bóng mát cho chùa và du khách tham quan. Chùa còn có hồ cá ảnh, cây nguyện ước và nhiều hệ thống ghế đá cho du khách tham quan hóng mát.
Các kiến trúc mang dấu ấn lịch sử tại Chùa Hoằng Phúc
Trải qua nhiều năm lịch sử bị tàn phá ác liệt, Chùa Hoằng Phúc ngày nay được tu sửa và xây dựng lại nhưng vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính. Kiến trúc của Chùa Hoằng Phúc mang vẻ đẹp độc đáo và đậm chất lịch sử thời Trần. Chùa hiện nay bao gồm các công trình như Tháp Phật, Tam Bảo Chùa, Tam Quan Nội, Tam Quan Ngoại và các công trình bổ trợ khác. Chùa Hoằng Phúc sở hữu nhiều hiện vật như Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát tượng 18 vị La Hán, Đại Hồng Chuông, giếng Phật,... Mỗi hiện vật đều được lưu giữ cẩn thận.
Lễ hội ở Chùa Hoằng Phúc
Là một ngôi chùa cổ thiêng liêng ở tỉnh Quảng Bình, Chùa Hoằng Phúc hàng năm tổ chức nhiều lễ hội độc đáo và có ý nghĩa, thu hút được đông đảo lượng khách du lịch tới tham dự. Một số lễ hội đặc sắc được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức tại Chùa Hoằng Phúc bao gồm: Lễ tắm tượng Phật, tụng kinh đầu năm, phóng sinh, phát lộc, xin chữ,... Bên cạnh các hoạt động tâm linh còn có nhiều hoạt động mang tính giải trí như biểu diễn văn nghệ, hát bài chòi, trò chơi dân gian.
Thời điểm thích hợp nhất để du khách có thể được giam gia vào các hoạt động này là các dịp lễ tết. Thường sẽ kéo dài từ ngày 1 đến ngày 19 tháng Giêng hàng năm. Đây cũng là thời điểm có nhiều lễ hội sôi động diễn ra ở tỉnh Quảng Bình.
Các món ăn nên thử trong chuyến tham quan đến Chùa Hoằng Phúc
Trong chuyến du lịch tham quan  Chùa Hoằng Phúc tại huyện Lệ Thủy, ngoài tham quan chùa thì du khách cũng không nên bỏ lỡ việc thưởng thức các món ăn đặc sản của người dân địa phương tại đây. Dưới đây là một số món ăn ngon mà du khách có thể lựa chọn để thưởng thức:
Gà rừng nướng: Đây là một trong những món ăn ngon được du khách cực kỳ yêu thích ở đây. Gà rừng nướng có thịt ngọt dai được chấm với muối chẩm chéo do người dân tự làm cực kỳ bắt miệng. Gà nướng được ăn kèm với các món nộm và xôi để chống ngán.
Cháo hàu: Cháo hàu là món ăn đặc sản của vùng đất lệ thủy. Những con hàu tươi sống được bắt trực tiếp từ dòng sông Nhật Lệ sẽ cho ra những chén cháo thơm ngon mà lại giàu dinh dưỡng.
Bánh khoái: Đây là một loại bánh đặc trưng của vùng đất này. Hình dạng của bánh khoái cũng khá giống với bánh xèo. Nhân bánh có nhiều loại như tôm, thịt, mực, giá đỗ,... Vỏ bánh giòn tan được ăn cùng các loại rau và chấm nước chấm thần thánh của người dân địa phương sẽ khiến cho du khách nhớ mãi.
Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức thêm các món ăn khác như bánh lọc, bánh tôm, cháo canh,... cũng thơm ngon không kém.
Những lưu ý khi tham quan tại Chùa Hoằng Phúc
Khi đến tham quan tại Chùa Hoằng Phúc, quý du khách nên lưu ý cho mình một vài điều để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất ở đây.
Du khách nên lưu ý đến thời tiết trước khi đến du lịch vì tỉnh Quảng Bình thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.
Du khách nên mang trang phục kín đáo, phù hợp với không gian liêng thiêng của chùa.
Chùa miễn phí vé tham quan cho tất cả các du khách.
Đến Chùa Hoằng Phúc khi du lịch Quảng Bình
Du lịch tâm linh nói riêng và du lịch Quảng Bình nói chung đang ngày càng phát triển. Lượng khách tham quan du lịch ngày một đông hơn. Trên đây là những chia sẻ của https://checkinvietnam.com.vn/ hy vọng sẽ giúp du khách có được trải nghiệm tốt nhất khi tham quan du lịch tại Chùa Hoằng Phúc.
Khuôn viên Chùa Hoằng Phúc

Các kiến trúc mang dấu ấn lịch sử tại Chùa Hoằng Phúc

Trải qua nhiều năm lịch sử bị tàn phá ác liệt, Chùa Hoằng Phúc ngày nay được tu sửa và xây dựng lại nhưng vẫn giữ được những nét đẹp cổ kính. Kiến trúc của Chùa Hoằng Phúc mang vẻ đẹp độc đáo và đậm chất lịch sử thời Trần. Chùa hiện nay bao gồm các công trình như Tháp Phật, Tam Bảo Chùa, Tam Quan Nội, Tam Quan Ngoại và các công trình bổ trợ khác. Chùa Hoằng Phúc sở hữu nhiều hiện vật như Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát tượng 18 vị La Hán, Đại Hồng Chuông, giếng Phật,… Mỗi hiện vật đều được lưu giữ cẩn thận.

Lễ hội ở Chùa Hoằng Phúc

Là một ngôi chùa cổ thiêng liêng ở tỉnh Quảng Bình, Chùa Hoằng Phúc hàng năm tổ chức nhiều lễ hội độc đáo và có ý nghĩa, thu hút được đông đảo lượng khách du lịch tới tham dự. Một số lễ hội đặc sắc được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức tại Chùa Hoằng Phúc bao gồm: Lễ tắm tượng Phật, tụng kinh đầu năm, phóng sinh, phát lộc, xin chữ,… Bên cạnh các hoạt động tâm linh còn có nhiều hoạt động mang tính giải trí như biểu diễn văn nghệ, hát bài chòi, trò chơi dân gian.

Chua Hoang Phuc checkinvietnam.com.vn
Chua Hoang Phuc checkinvietnam.com.vn

Thời điểm thích hợp nhất để du khách có thể được giam gia vào các hoạt động này là các dịp lễ tết. Thường sẽ kéo dài từ ngày 1 đến ngày 19 tháng Giêng hàng năm. Đây cũng là thời điểm có nhiều lễ hội sôi động diễn ra ở tỉnh Quảng Bình.

Các món ăn nên thử trong chuyến tham quan đến Chùa Hoằng Phúc

Trong chuyến du lịch tham quan  Chùa Hoằng Phúc tại huyện Lệ Thủy, ngoài tham quan chùa thì du khách cũng không nên bỏ lỡ việc thưởng thức các món ăn đặc sản của người dân địa phương tại đây. Dưới đây là một số món ăn ngon mà du khách có thể lựa chọn để thưởng thức:

Gà rừng nướng: Đây là một trong những món ăn ngon được du khách cực kỳ yêu thích ở đây. Gà rừng nướng có thịt ngọt dai được chấm với muối chẩm chéo do người dân tự làm cực kỳ bắt miệng. Gà nướng được ăn kèm với các món nộm và xôi để chống ngán.

Thăm Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tại Hà Nam

Cháo hàu: Cháo hàu là món ăn đặc sản của vùng đất lệ thủy. Những con hàu tươi sống được bắt trực tiếp từ dòng sông Nhật Lệ sẽ cho ra những chén cháo thơm ngon mà lại giàu dinh dưỡng.

Bánh khoái: Đây là một loại bánh đặc trưng của vùng đất này. Hình dạng của bánh khoái cũng khá giống với bánh xèo. Nhân bánh có nhiều loại như tôm, thịt, mực, giá đỗ,… Vỏ bánh giòn tan được ăn cùng các loại rau và chấm nước chấm thần thánh của người dân địa phương sẽ khiến cho du khách nhớ mãi.

Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức thêm các món ăn khác như bánh lọc, bánh tôm, cháo canh,… cũng thơm ngon không kém.

Những lưu ý khi tham quan tại Chùa Hoằng Phúc

Khi đến tham quan tại Chùa Hoằng Phúc, quý du khách nên lưu ý cho mình một vài điều để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất ở đây.

Du khách nên lưu ý đến thời tiết trước khi đến du lịch vì tỉnh Quảng Bình thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.

Du khách nên mang trang phục kín đáo, phù hợp với không gian liêng thiêng của chùa.

Chùa miễn phí vé tham quan cho tất cả các du khách.

Du lịch tâm linh nói riêng và du lịch Quảng Bình nói chung đang ngày càng phát triển. Lượng khách tham quan du lịch ngày một đông hơn. Trên đây là những chia sẻ của https://checkinvietnam.com.vn/ hy vọng sẽ giúp du khách có được trải nghiệm tốt nhất khi tham quan du lịch tại Chùa Hoằng Phúc.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button